Lao động làm nghề xây dựng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chứ ít ai được đào tạo. Những quản lý công trường, quản đốc họ được đào tạo nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều vì thế gần đây thường xảy ra các tai nạn nghiêm trọng liên quan tới giàn giáo xây dựng. Những tai nạn đó đa số người lao động, công nhân phải gánh chịu. Vụ sập giàn giáo điển hình nhất năm 2015 là vụ sập dàn giáo nghiêm trọng ở Vũng Áng vì vậy người lao động cần bảo vệ chính mình bằng những điều cần biết khi làm việc với hệ thống giàn giáo.

 Những nguy hiểm thường gặp với giàn giáo xây dựng

Thiết kế hệ thống dàn giáo chất lượng

Thiết kế hệ thống dàn giáo xây dựng

Những điều khó lường khi làm việc với giàn giáo: Công ty Gia Phan chuyên cung cấp giàn giáo chất lượngsẽ giúp bạn tìm ra những nguy cơ gây tai nạn mà người lao động không thể ngờ tới:

  • Bất cẩn khi làm việc gây tai nạn giàn giáo.
  • Lắp đặt và tháo dỡ không đúng quy trình như trong tài liệu tham khảo.
  • Để vật quá nặng lên trên giàn giáo.
  • Ý thức người lao động kém, đùa nghịch trên cao khi đang làm việc.
  • Chất lượng giàn giáo yếu kém, qua nhiều lần sử dụng nhưng không bảo hành, bảo trì, kiểm định.

Cảnh báo về tai nạn giàn giáo với công nhân:

Mỗi năm có khoảng 2,3 triệu người làm việc thường xuyên với giàn giáo xây dựng , việc lắp dựng giàn giáo đúng thiết kế và đúng cách, đúng quy trình sẽ giúp ngăn được khaongr 4.500 người không bị thương và 50 người thoát khỏi cái chết mỗi năm.

Lắp đặt giàn giáo trên cao

Lắp đặt giàn giáo xây dựng chất lượng

Những điều người lao động phải biết khi làm việc với giàn giáo:

Giàn giáo là những thanh sắt cứng nhắc được lắp ghép lại với nhau có trọng lượng riêng và tải trọng, chúng cần được cố định ở một vị trí nhất định có nền móng tốt.

Những vật dụng như thùng, hộp, gạch, bê tông không được sử dụng làm mâm giàn giáo để tránh gây nguy hiểm cho người lao động trên cao cũng như việc rơi vỡ khiến người xung quanh bị ảnh hưởng.

  • Giàn giáo phải được trang bị lan can hay những thanh bám ngang.
  • Bất cứ bộ phận nào của giàn giáo có nguy cơ hoặc dấu hiệu hư hỏng đều không được sử dụng.
  • Đất nền nơi lắp đặt giàn giáo phải cứng, không sụt lún.
  • Những đoạn dây chằng, mối nối phải được kiểm tra kỹ sau đó mới đưa vào sử dụng.
  • Dây thừng sử dụng trong hệ thống giàn giáo xây dựng phải được đảm bảo làm bằng vật liệu tốt, không có nguy cơ bị đứt.
  • Từ độ cao 10m trở lên sẽ phải sử dụng đai an toàn.

Để hạn chế được tình trạng sập giàn giáo bạn cần phải biết được những nguy hiểm và nguy cơ gây tai nạn để phòng tránh. Những nguy cơ đó chính người lao động cũng phải có trách nhiệm cùng với những nhà thầu, nhà đầu tư để giảm bớt tai nạn.