Máy móc thiết bị xây dựng là những thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ các công trình lớn nhỏ nào để có thể tăng thêm năng suất lao động cũng như đảm bảo chất lượng công trình ở mức tốt nhất. Tuy nhiên những thiết bị này mang tới những nguy cơ về tai nạn lao động rất cao.

Cùng Công Ty Gia Phan phòng tránh những nguy hiểm trong công trường.

Những loại máy móc thiết bị thường được sử dụng trong các công trình xây dựng như máy phát lực, động cơ máy phát điện, động cơ thủy lực, máy vận chuyển, máy nâng hạ, máy làm đất gia cố nền móng, coppha, dàn giáo,….. trong đó thiết bị dàn giáo tiềm ẩn nhiều tai nạn nguy hiểm.

Tiềm ẩn tai nạn từ dàn giáo

Hậu quả của tai nạn dàn giáo:

– Người bị nhẹ có thể bị chấn thương bên ngoài, ngoài da, bầm thịt.

– Gãy cột sống là chấn thương thường gặp sau khi ngã dàn giáo đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân. Ngoài ra còn có những chấn thương khác như gãy xương, đầu, tổn thương não, liệt, chấn thương tủy sống…. những nạn nhân của tai nạn dàn giáo phải mất một thời gian dài mới hồi phục về sức khỏe.

– Tử vong là hậu quả nghiêm trọng nhất sảy ra đối với người lao động.

– Hư hỏng máy móc, thiệt hại về tài sản.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn dàn giáo:

– Tai nạn dàn giáo là tai nạn nguy hiểm thường gặp ở thợ xây do đứng trên cao mà không có đồ bảo hộ lao động.

– Giàn giáo không an toàn.

Nguy hiểm tiềm ẩn từ dàn giáo xây dựng

– Công tác lắp ghép giàn giáo không được giám sát hoặc bất cẩn.

– Sử dụng dàn giáo kém chất lượng, thiếu phụ kiện hoặc bị hư hỏng.

– Nền đất yếu, công tác gia cố kém dẫn tới tình trạng sập dàn giáo.

– Người lao động không có kiến thức về an toàn lao động, do lực lượng lao động chủ yếu ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, ý thức, kiến thức an toàn còn ít nên gây ra các vụ tai nạn đau lòng

– Những công trình dân dụng nhỏ lẻ không có những vật dụng che chắn, các thiết bị phục vụ xây dựng kém chất lượng, không được kiểm định.

– Biện pháp quản lý của những nhà thầu còn chưa sát sao chặt chẽ, trách nhiệm của nhà thầu vẫn chưa cụ thể vì thế khi sảy ra tai nạn trách nhiệm thuộc về ai không được làm rõ.

– Ý thức của người lao động còn yếu kém, coi thường tính mạng của người lao động.

Phòng tránh tai nạn:

  • Khi xảy ra tai nạn cần điều tra rõ trách nhiệm thuộc về ai, và có chế tài xử lý xác đáng làm gương về sau.
  • Với những người công nhân xây dựng phải trang bị bảo hộ lao động, trang bị kiến thức kỹ năng. Với người giám sát thi công phải chú ý giàn giáo chắc chắn, đảm bảo, vật liệu an toàn để đảm bảo tính mạng cho công nhân. 

Để hạn chế tai nạn sảy ra, không chỉ riêng với người lao động mà cần có ý thức, trách nhiệm bảo vệ người lao động của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc bảo vệ người lao động. Không chỉ có dàn giáo mà những loại máy móc xây dựng khác như máy nâng hạ, gia cố nền móng, máy phun vữa,….. đều phải đề phòng an toàn.