Dàn giáo được chia ra nhiều loại để phục vụ cho xây dựng, cũng như mọi ngành nghề khác trong cuộc sống. Ở các công trường xây dựng khâu lắp dựng dàn giáo vô cùng quan trọng bởi cần phải tính toán kỹ lưỡng tới trọng lực, độ lún khối lượng vật trên giàn giáo, còn đối với loại dàn giáo ngoài bạn cần tính toán tới khoảng cách vật rơi xuống.
Dưới đây Công ty Gia Phan sẽ hướng dẫn bạn những điều cần lưu ý khi lắp dựng giàn giáo ngoài.
Nền móng vững chắc:
Một bộ giàn giáo có vững chắc hay không phụ thuộc một phần vào vấn đề nền móng, bạn nên chú ý: Cần có những tiêu chuẩn của dàn giáo trong xây dựng, khung tầng thứ nhất sẽ chịu toàn bộ tải trọng của cả hệ thống nên nền vì thế nền cần bằng phẳng, không gồ ghề, độ chịu lực tốt. Để tăng tiết diện chịu lực lên móng bạn cần lắp đặt các bệ đỡ ngang.
Trong trường hợp nền của bạn mềm, sụt lún cần có phương pháp cải thiện, bố trí tấm lót có tiết diện rộng để tăng bề mặt tiếp xúc để hạn chế vấn đề lún, nghiêng. Đối với giàn giáo bao che được thiết kế từ tầng 1 hoặc 2 tở đi thì có thể sử dụng thép làm giá đỡ cho hệ thống dàn giáo. Nền móng vững chắc thì những thiết bị như máy phun vữa, cẩu tháp,…. Cũng được an toàn hơn.
Sử dụng thanh nối ngang:
Trong xây dựng theo quy định cứ 5 tầng bạn sử dụng thanh nối ngang để liên kết khung giàn giáo vững chắc hơn. Trường hợp sử dụng mâm dàn giáo để lót sàn thì có thể bỏ qua thanh nối ngang. Tuy nhiên với loại dàn giáo ngoài thì những nơi cho thuê dàn giáo xây dựng khuyên sử dụng thanh nối ngang để tiết kiệm chi phí.
Phương pháp ghim tường:
Để các thiết bị có thể chịu lực căng, ép thì cứ 3 tầng người ta ghim 4 khung 1 cái. Với dàn giáo ngoài thì sử dụng 2 tầng và 2 khung 1 cái ghim.
Dàn giáo ngoài có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ những gì xung quanh công trường, đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như xung quanh. Bởi vậy chọn thiết bị chất lượng cũng vô cùng cần thiết để nâng cao tính an toàn. Trên đây là những lưu ý mà cty Gia Phan chuyên cung cấp dàn giáo tổng hợp lại, bạn có thể tham khảo để công trình của bạn thêm tốt hơn.