Khi bắt tay vào xây hoặc sửa nhà điều đầu tiên bạn sẽ nghĩ tới là lên kế hoạch chi phí. Từ việc khởi công xây dựng nền móng đến việc hoàn tất giai đoạn cuối làm sao để tiết kiệm được chi phí  mà ngôi nhà vẫn chất lượng, điều này sẽ không dễ dàng đối với một người không chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng.

 Công ty Gia Phan gợi ý tiết kiệm chi phí trong xây dựng:

1. Trước tiên bạn cần lập kế hoạch xây nhà thật hoàn hảo  về tài chính: Bạn cần ước tính những chi phí xây dựng cơ bản như những phần kiên cố, gạch, ngói, bê tông, thép, ngoài ra còn những đồ trang trí như kệ gỗ, sơn,….. và những đồ nội thất.

Tiết kiệm chi phí dan giao

2. Dự trù chi phí phát sinh: Khi tính toán chi phí xây nhà bạn nên dự trù chi phí phát sinh bởi trong quá trình xây dựng nhà bao giờ cũng phát sinh chi phí, có mục này trong kế hoạch bạn cũng không bị bỡ ngỡ nếu chi phí xây dựng vượt khỏi tầm kiểm soát quá nhiều.

3. Chuẩn bị ban đầu trước khi tiến hành bắt tay vào xây dựng: Vấn đề này bạn nên thảo luận chung với kiến trúc sư nhằm giải đáp những khúc mắc của bạn, ví dụ trong khu nhà bạn định xây chính quyền địa phương khống chế tầm cao, số lượng tấm sàn, phần không gian chung,…. Và ở giai đoạn này bạn cũng nên tìm hiểu những địa điểm cung cấp vật liệu xây dựng, cho thuê dan giao, phù hợp với ngân sách bạn đề ra ban đầu sẽ giúp ích nhiều cho công việc thi công của bạn về sau.

Giám sát thi công phun vữa

4. Lựa chọn nhà thầu xây dựng: Đánh giá các nhà thầu qua thông tin từ nhiều nguồn, đồng thời kiểm tra tiến độ các công việc thực tế mà nhà thầu đó đã thực hiện bằng cách tham quan một số công trình mà nhà thầu đó đang thi công.

5. Thời gian xây dựng: Bạn cần tính toán thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình, nên bàn bạc kỹ với các nhà thầu để biết thêm chi tiết thời gian ti công từng hạng mục và giai đoạn của công việc.

6. Thi công giám sát công trình: Bạn đảm bảo luôn có người nhà giám sát công trình, từ khâu đào móng, phun vua đổ bê tông tới giai đoạn hoàn thành ngôi nhà. Nhằm mục đích kiểm tra chất lượng, thi công cũng như đảm bảo đúng tiến độ của công việc như kế hoạch đề ra.

7. Kiểm tra an toàn lao động: Khâu này mọi người thường không chú ý sát sao nhưng nó ảnh hưởng nhiều tới tính an toàn của công trình cũng như người lao động.

Thực hiện được những gợi ý trên bạn đã phần nào tiết kiệm chi phí cho ngôi nhà mà vẫn đảm bảo về an toàn và chất lượng. Hi vọng rằng với những gợi ý trên bạn sẽ có một ngôi nhà thật hoàn hảo cả về chất lượng cũng như chi phí.