Trong xây dựng có nhiều vấn đề cần quan tâm từ khâu bắt đầu thi công tới khâu hoàn thiện. Dù công trình lớn hay nhỏ thì việc xảy ra vấn đề phát sinh là đương nhiên, và trách nhiệm của bạn làm sao phát hiện và sử lý vấn đề đó. Hôm nay Gia Phan sẽ cùng tìm hiểu với bạn những lý do tại sao dẫn tới tình trạng tường khi vừa trát vữa xong lại bị nứt và những phương án giải quyết chúng để cho công trình thêm đẹp, an toàn.
Lý do trát, phun vữa xong, tường bị nứt
Vữa là lớp trát bao phủ bên ngoài tường, với những công trình nhỏ người ta thường thi công theo phương thức thủ công là trát vữa bằng tay. Nhưng với những công trình lớn nếu làm như vậy sẽ mất nhiều thời gian, công sức vì thế chi phí sẽ đội lên nhiều. Ngày nay người ta ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ sức người và giảm thiểu chi phí đó là sử dụng máy phun vữa trong những công trình lớn.
Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn có những lỗi cơ bản đó là khi vữa trát xong vừa khô thì xảy ra tình trạng nứt nẻ, vậy tình trạng này có phải do chất lượng vữa?
Nguyên nhân lớp vữa bị bong, nứt:
- Vữa trộn 1 lần rồi dùng cho thời gian dài. Nguyên nhân này chỉ xảy ra với phương pháp truyền thống bởi dùng máy phun vữa sẽ làm tới đâu trộn tới đó.
- Sau khi trát xong không bảo dưỡng tưới nước dưỡng ẩm, cũng giống như bê tông bạn cần bảo dưỡng thì với vữa trát tường cũng thế. Nhất là đối với những bức tường hướng tây sẽ nhanh bị hơn nếu không bảo dưỡng bởi đây là hướng mặt tời chiếu. Dễ sinh ra chênh lệch nhiệt nên cần phải bảo dưỡng nhiều hơn.
- Vữa không đủ chất lượng tiêu chuẩn.
- Cách trát không đúng.
- Dùng vật liệu không đúng chuẩn dẫn đến sự kết dính sẽ kém.
- Trát không đúng kích thước.
- Không tới ẩm trước khi trát và dùng hồ khô nhiều trên mặt trát.
- Mặt trát bị đánh bóng.
Cách giải quyết:
- Nếu tình trạng vữa nứt nặng buộc bạn phải đục ra trát lại.
- Với tình trạng nứt ít bạn sử dụng chất phụ gia để xử lý.
- Tuy nhiên cần kiểm tra giám sát ngay từ đầu để tránh các trường hợp trên.
- Khi trát bạn cần biết vữa trát dày không quá 5 cm tránh tình trạng nứt nẻ.
- Kiểm tra đúng các yêu cầu kỹ thuật.
- Không cho thợ trộn nhiều vữa, làm tới đâu trộn tới đó.
- Sử dụng chất phụ gia chống thấm để có thể bịt những vết chân chim nứt nẻ.
- Tường xây xong không nên trát vữa luôn mà để khoảng 10 ngày khi xi măng đông kết đạt cường độ và đã bảo dưỡng theo đúng quy định thì mới tiến hành trát vữa lớp vữa không quá dày <= 2cm.
Việc kiểm tra tường trát xem có bị nứt nẻ không vô cùng quan trọng bởi chúng còn quyết định những yếu tố về sau như chống thấm, phun sơn,…. Bởi vậy bạn nên lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng.