Sài Gòn nơi phồn hoa đô thị, khu kinh tế trọng điểm của nước ta và cũng là nơi có nền xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mạnh nhất. Những công trình giao thông hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của Sài Gòn, và làm cho Sài Gòn trở thành nơi văn minh, hiện đại bậc nhất Việt Nam.

 Cùng Gia Phan điểm lại những công trình giao thông hiện đại nhất Sài Gòn:

Hầm Thủ Thiêm: Đây là đoạn hầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam, nối liền đại lộ Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ hay người ta còn gọi là đại lộ Đông – Tây. Công trình này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra, hầm còn có hai làn đường thoát hiểm, tốc độ thiết kế đạt 60 km/h. Công đoạn quan trọng nhất là việc lai dắt, dìm và lắp đặt bốn đốt hầm, mỗi đốt có chiều dài 93 m, cao 9 m, nặng 27.000 tấn ở độ sâu 23 – 27 m dưới đáy sông Sài Gòn được thực hiện trong điều kiện khí tượng thủy văn phức tạp. Sau đó việc phun vữa trát hầm và hoàn thiện công trình cũng khó khăn không kém.

Công nghệ phun vữa trát hầm thủ thiêm

Đường Phạm Văn Đồng: hay còn gọi là đường vành đai ngoài đường sân bay, đây là trục đường hướng tâm quan trọng của Thành Phố Hồ Chí Minh nối từ sân bay tân sơn nhất tới quốc lộ 1A và quốc lộ 1K. Dự định sau này đây cũng là tuyến đường chính nối hai sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất.

Đường Phạm Văn Đồng

Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây: Tuyến cao tốc dài 55 km bắt đầu từ nút giao thông An Phú đến Dầu Giây đã giải quyết vấn đề đi lại và rút ngắn thời gian từ bắc vào Nam, đây cũng là dự án thuộc bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên…

Cao Tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây

Cầu Phú Mỹ: Đây là cây cầu dây văng lớn nhất TPHCM bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7 kết nối quận 7 với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng Cát Lái, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, quận 9. Cầu cũng giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai ngắn hơn.

Công nghệ dàn giáo với cầu phú mỹ

Cầu Sài Gòn 2: Song song với cầu Sài Gòn 1, nếu Cầu Sài gòn 1 được Pháp thiết kế xây dựng thì cầu Sài Gòn 2 được đôi kiến trúc sư của Việt Nam tự tính toán trọng lực, làm giảm tải tình trạng tắc nghẽn giao thông từ cửa ngõ thành phố phía đông, nhờ sự hỗ trợ máy móc, thiết bị dàn giáo xây dựng,…. Cầu Sài Gòn 2 đã được khánh thành và đi vào sử dụng.

Cầu Sài Gòn2

Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ với những công trình tạo nên tên tuổi của Sài Gòn, chắc rằng ai đi xa cũng nhớ những công trình góp phần tạo nên tên tuổi của Sài Gòn.