Nhật Bản là nước luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực. Ý thức người Nhật Bản được coi trọng trên thế giới vì thế họ có những cách quản lý công trình xây dựng rất tuyệt vời bởi họ luôn nghĩ tới an toàn của người lao động. Cách quản lý của họ như thế nào? Có gì đặc biệt?

Hãy cùng Gia Phan tìm hiểu cách quản lý dàn giáo của người Nhật

Thời gian gần đây tình trạng mất an toàn của hệ thống dàn giáo xây dựng diễn ra ngày một tăng và rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu các sự cố nêu trên là do công tác thiết kế, lắp đặt và khai thác sử dụng giàn giáo không đảm bảo an toàn.

quản lý thiết bị dàn giáo xây dựng

Nhật Bản coi trọng công tác thi công:

Ở Nhật Bản họ có hệ thống pháp luật chặt chẽ về các công tác thi công giám sát và quy phạm cơ cấu hệ thống kiểm tra về sản phẩm như như Luật Thúc đẩy đấu thầu và hợp đồng hợp thức đối với công trình công chính, Luật Tài chính công, Luật Thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng công trình công chính…

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tai nạn dàn giáo xây dựng diễn ra nhiều gần đây cũng là do công tác quản lý lơ là, nhiều kỹ sư chưa nắm bắt được hết những nghiệp vụ của mình trong khi quản lý thi công lại là phần qian trọng và đảm bảo cho chất lượng công trình được tốt hơn.

Kiểm tra, quản lý dàn giáo phải có quy trình cụ thể:

Việc kiểm tra quản lý chất lượng công trình phải có quy trình và hạng mục cụ thể không thể bớt xén khâu nào vì an toàn của người lao động:  từ chất lượng, kích thước của các cấu kiện bê tông, lắp dựng cốt thép cho kết cấu bê tông cũng như kiểm tra kết quả thực hiện công tác xử lý nền đất yếu, đường kính và chiều dài của các cọc sâu…

Quản lý chất lượng giàn giáo của người Nhật

Trách nhiệm của nhà thầu: các nhà thầu thi công lắp đặt và khai thác, sử dụng giàn giáo tuân thủ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan, trong đó lưu ý: Chỉ sử dụng những giàn giáo được chế tạo đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định. Các cột hoặc khung chân giáo phải được đặt trên nền đã được tính toán đảm bảo chịu lực và ổn định cho giàn giáo.

Trách nhiệm nhà đàu tư:

 Chủ đầu tư xây dựng công trình phải  kiểm tra việc lắp đặt giàn giáo của nhà thầu theo thiết kế đã được phê duyệt. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc lắp dựng giàn giáo trong quá trình thi công xây dựng, đến phun vữa hoàn thiện công trình.

Bảo trì thiết bị:

Các thiết bị trong xây dựng có đặc điểm là sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần vì thế khâu bảo trì đặc biệt cần thiết. Những vụ tai nạn dàn giáo gần đây đều do chất lượng dàn giáo không được bảo trì dẫn tới tình trạng tai nạn nghiêm trọng. Bảo trì được coi là một trong những khâu đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng, tăng cường độ bền của công trình cũng như giảm thiểu chi phí vận hành. Bảo trì được quy định chặt chẽ bằng hệ thống các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc chủ sở hữu và người sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì và cập nhật thường xuyên cần phải tuần thủ về công trình. Việc bảo trì định kỳ sẽ do người có trình độ chuyên môn thực hiện và đều được báo cáo đầy đủ với cơ quan chức năng.

Nhật Bản đất nước nổi tiếng về sự nghiêm ngặt, an toàn và ý thức tốt, người Việt Nam nên học những điểm tốt này của họ để hạn chế tình trạng mất an toàn xây dựng đang ngày càng gia tăng hiện nay.