Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.Vậy làm sao để hiểu thế nào là thiết bị thi công xây dựng là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh thiết bị thi công xây dựng như thế nào? Hãy cùng Gia Phan tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Tìm hiểu về thiết bị thi công xây dựng
1. Thi công xây dựng là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Xây dựng 2014 có quy định: Thi công xây dựng gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
2. Thiết bị thi công xây dựng là gì? Ví dụ.
Thiết bị thi công xây dựng là các công cụ, máy móc, thiết bị được sử dụng trong quá trình xây dựng để thực hiện các công việc cụ thể như đào đất, san lấp, cắt, khoan, bê tông hóa, nâng hạ vật liệu, lắp đặt, v.v. Các thiết bị này giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và công sức cho các công nhân xây dựng. Một số thiết bị thi công xây dựng phổ biến bao gồm máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông, cẩu, máy khoan, máy nén khí, máy cắt bê tông, máy hàn, v.v.
II. Quy định pháp luật liên quan đến thiết bị thi công xây dựng
1. Điều kiện sử dụng thiết bị thi công xây dựng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP thì vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.
Yêu cầu đối với sử dụng vật liệu xây dựng được quy định tại Điều 110 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) như sau:
Thứ nhất, sử dụng vật liệu xây dựng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Vật liệu xây dựng thường được sử dụng với số lượng lớn, ví dụ như gạch, cát, đá,… việc sử dụng thường tính bằng tấn, tạ,…, quá trình vận chuyển và sử dụng dễ xảy ra những khó khăn, gây mất an toàn. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với sử dụng vật liệu xây dựng phải đảm bảo an toàn.
Tính hiệu quả trong việc sử dụng vật liệu xây dựng được biểu hiện ở việc sử dụng đúng, triệt để, tận dụng tối đa nguồn vật liệu xây dựng còn sót lại hoặc chưa dùng đến. Trong quá trình sử dụng vật liệu xây dựng phải tính đến việc sử dụng các vật liệu khô, thân thiện môi trường, tránh tác động gây ô nhiễm môi trường, sử dụng vật liệu hạn chế tự nhiên, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hậu quả pháp lý khi vi phạm quy định về sử dụng thiết bị thi công xây dựng
Thứ hai, vật liệu, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng phải theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được phê duyệt, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Các vật liệu xây dựng khi dựng được sử dụng để sản xuất hầu hết đều có các tiêu chuẩn kỹ thuật được in ấn trên sản phẩm, hàng hóa, việc sử dụng đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất trong việc sử dụng vật liệu. Hơn nữa, việc sử dụng vật liệu theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật cũng đánh giá được tính tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
Thứ ba, vật liệu xây dựng được sử dụng để sản xuất, chế tạo, gia công bán thành phẩm phải phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mối quan hệ giữa yêu cầu thứ ba và hai yêu cầu trên nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa là vật liệu xây dựng ngay từ đầu đã phải đáp ứng triệt để các yêu cầu cơ bản của vật liệu xây dựng, không cần phải đợi đến lúc được đưa vào thi công, sử dụng trên thực tế mới đạt yêu cầu. Từ đó, tạo trách nhiệm ngay từ đầu cho các cơ sở sản xuất, chế tạo gia công phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tạo ra nguồn thành phẩm có giá trị.
Thứ tư, ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng tại chỗ; vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng được sản xuất, chế tạo trong nước; sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao.
Nhằm tận dụng tối đa vật liệu xây dựng và với nguyên tắc “người Việt dùng hàng Việt”, việc ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng tại chỗ và vật liệu xây dựng trong nước là điều hòa toàn hợp lý, đặt biệt, tình hình sản xuất, chế tạo vật liệu xây dựng ở nước ta cũng đang ngày càng phát triển, các sản phẩm cũng đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, phục vụ hiệu quả cho việc sử dụng, thi công các công trình xây dựng.
2. Hậu quả pháp lý khi vi phạm quy định về sử dụng thiết bị thi công xây dựng
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình được quy định như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Để người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia lao động trong thi công xây dựng công trình;
Không lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định, không lập các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao;
Sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định, không kiểm định hoặc đã hết thời gian kiểm định, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung ghi trong giấy tờ lưu hành, vận hành, kiểm định;
Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn hoặc không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường;
Không bố trí hoặc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động không được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
Không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường;
Không lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình;
Không có quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong biện pháp thi công.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, trường hợp sử dụng thiết bị thi công xây dựng không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định thì có thể bị phạt tiền theo quy định nêu trên
3. Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng
Tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định, lập các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
– Buộc sử dụng thiết bị thi công có đầy đủ giấy tờ lưu hành, vận hành, được kiểm định theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
– Buộc có biển cảnh báo đề phòng tai nạn, bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
– Buộc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động, huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động với hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này;
– Buộc lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
– Buộc quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong biện pháp thi công với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này;
– Buộc thực hiện đúng phương án, giải pháp phá dỡ theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
– Buộc mua bảo hiểm theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp sử dụng thiết bị thi công xây dựng không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định thì ngoài bị phạt tiền còn buộc phải sử dụng thiết bị thi công xây dựng có đầy đủ giấy tờ lưu hành, vận hành, được kiểm định theo đúng quy định pháp luật.
III. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến thiết bị thi công xây dựng
1. Nhà thầu sẽ được phép gia hạn thời gian hoàn thành công việc trong hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng với lý do nào?
Nhà thầu có thể được phép gia hạn thời gian hoàn thành công việc trong hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng với các lý do sau:
Lý do bất khả kháng: Nhà thầu có thể yêu cầu gia hạn thời gian nếu xảy ra các sự kiện không thể kiểm soát được như thiên tai, chiến tranh, hoạt động khủng bố, dịch bệnh, v.v.
Lý do doanh nghiệp: Nhà thầu cũng có thể yêu cầu gia hạn thời gian nếu gặp phải các vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp như khó khăn tài chính, thiếu nhân lực, v.v.
Lý do chậm tiến độ từ phía chủ đầu tư: Nếu chủ đầu tư không cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ, vật liệu cần thiết hoặc không thực hiện đúng các cam kết đã được thỏa thuận trong hợp đồng, nhà thầu có thể yêu cầu gia hạn thời gian.
Tuy nhiên, việc gia hạn thời gian hoàn thành công việc cần được thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng ban đầu giữa hai bên và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
2. Mẫu hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình (EPC) được quy định như thế nào?
Căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP) quy định về hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (hợp đồng EPC) như sau:
– Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.
Hợp đồng EPC được ưu tiên áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ. Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành, chuyển giao công trình để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của dự án được phê duyệt và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.
Theo như quy định trên thì hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình là hợp đồng từ việc thiết kế, mua sắm vật tư, , hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu
3. Các tài liệu kèm theo hợp đồng EPC được sắp xếp theo thứ tự nào?
Theo quy định hiện hành thì hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm: Hợp đồng xây dựng, các tài liệu kèm theo và tài liệu bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các tài liệu kèm theo và tài liệu bổ sung là bộ phận không tách rời của hợp đồng xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc, tài liệu kèm theo và tài liệu bổ sung có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các tài liệu sau:
Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;
Điều kiện Hợp đồng (điều kiện chung và điều kiện riêng của Hợp đồng);
Đề xuất của nhà thầu;
Các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu;
Các bản vẽ thiết kế,
Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán Hợp đồng;
Bảo đảm thực hiện Hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh khác, nếu có;
Các tài liệu khác có liên quan.
Tuỳ từng Hợp đồng cụ thể các bên tham gia hợp đồng thoả thuận thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu Hợp đồng nếu giữa các tài liệu này có các quy định mâu thuẫn khác nhau.